Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
Chung tay đưa tiếng Việt sang Đức
Nhắc đến Lê Quang - những người yêu sách nghĩ ngay đến dịch giả Việt kiều từng biên dịch vài chục đầu sách văn học Đức, Áo được xuất bản tại Việt Nam như Tình ơi là tình, Người đọc. Đặc biệt ông là người rất tâm huyết với việc dạy tiếng việt cho trẻ em Việt ở Đức.

 



Dịch giả Lê Quang cho rằng cần có dự án điều tra xã hội để đưa ra được cách tiếp cận trẻ em Việt Nam ở Đức

 

Sau 27 năm xa quê, Lê Quang lần đầu trở về Việt Nam vào năm 2001. Chuyến trở về này đã đưa đẩy Lê Quang gắn bó với nghề dịch sách văn học rồi dần trở thành niềm đam mê mới của anh...

 

Nhiều độc giả biết đến cái tên Lê Quang từ sách ngoại văn, vậy độc giả Đức thì sao? Ông từng dịch tác phẩm văn học Việt Nam nào ra tiếng Đức chưa?

 

- Chưa, nếu gọi là tác phẩm văn học thì tôi chưa dịch cuốn nào sang tiếng Đức, chỉ mới dịch một vài truyện ngắn thôi.

 

Tôi nghĩ, để đưa văn học Việt đến với độc giả Đức thì có lẽ cần phải chọn những đề tài mang hơi thở cuộc sống Việt Nam hiện nay, đó mới là cái họ muốn đọc. Họ đọc nhiều tác phẩm về chiến tranh rồi. Một số người Đức sang Việt Nam học tiếng Việt rồi họ dịch những phóng sự, đề tài cuộc sống ở Việt Nam rất bình dị thôi nhưng độc giả Đức rất thích.

 

Theo ông, độc giả Việt tại Đức quan tâm đến kênh thông tin nào?

 

- Trước kia, khi Internet còn chưa phổ biến, tôi từng viết một phóng sự về người Việt Nam tại Berlin đăng trên báo Thể thao & Văn hóa về một sự kiện ở Berlin. Chuyện là giá thuê nhà ở Berlin khá đắt nhưng có một thời điểm, bỗng dưng đồng loạt người Việt Nam ở Berlin đổ xô chuyển nhà. Những ngôi nhà mà họ chọn thuê đều có điểm chung là có ban công hướng Đông – Nam. Lý do là ở đó, họ có thể đặt ăng-ten chảo để bắt được kênh VTV4 từ trong nước (khi đó chưa xem được VTV4 qua truyền hình cáp).

 

Bạn hãy hình dung cảnh người Việt ở cả một thành phố chuyển nhà thì đủ thấy họ khao khát dõi theo thông tin ở quê hương như thế nào.

 

Còn thế hệ người Việt thứ hai, thứ ba thì sao?

 

- Tôi nghĩ là các cháu đang phải vật lộn trong một bi kịch lớn vì xung đột văn hóa. Tôi đang ấp ủ một dự án làm phim tài liệu về vấn đề này.

 

Nguyên nhân là người Việt tới Đức, sau tám năm mà không vi phạm pháp luật Đức thì sẽ được cấp giấy định cư vĩnh viễn và được quyền đón con dưới 16 tuổi từ Việt Nam sang sinh sống. Vì thế, trẻ em được đón từ Việt Nam sang Đức chỉ sau hai năm là quên tiếng Việt, còn trẻ con Việt được sinh ra ở Đức thì lại càng không biết tiếng Việt. Chúng học cả ngày ở trường bằng tiếng Đức, chơi với trẻ con Đức, tối về chỉ nói tiếng Việt trong bữa cơm rồi học bài.

 

Cho nên, vốn tiếng Việt của các em trở nên “mong manh”...

 

Bố mẹ mải làm, con cái mải học, tiếng Việt chỉ còn gói gọn trong vài từ đơn giản. Thế là xung đột văn hóa xảy ra. Đa số người Việt ở Đức vẫn mang nặng tâm lý bố mẹ đã lao động nhọc nhằn thì con cái phải học giỏi và không đỗ đại học là một nỗi nhục.

 

Cộng đồng sở tại thường trầm trồ vì học sinh Việt Nam thường có kết quả học tập rất cao, tỷ lệ thi đỗ và theo học đại học rất nhiều… Nhưng họ không thể biết được chuyện gì đang diễn ra ở bên trong mỗi gia đình: Có những em cứ nói tiếng Đức là bị bố mẹ quát mắng vì bố mẹ không hiểu chúng nói gì và khi bố mẹ nói thì chúng cũng không hiểu!

 

Trẻ con Đức thì có thể học hết lớp 9 rồi học nghề, học hết lớp 12 thì có thể đi làm nếu không thích học đại học, nhưng trẻ con Việt Nam thì không như thế.

 

Làm thế nào để tiếng Việt không bị lãng quên?

 

- Tôi nghĩ, cần có dự án điều tra xã hội học để đưa ra được cách tiếp cận với các em. Dự án này hoàn toàn có thể thực hiện được mà không cần quá nhiều kinh phí. Cá nhân tôi cũng đang tiến hành vận động một số cá nhân, tổ chức để chung tay đưa chương trình học tiếng Việt mới sang đó cho trẻ con Việt Nam bằng cách nào đó tự nhiên nhất mà vẫn mang lại hiệu quả. Những nội dung vui tươi, nhẹ nhõm như chương trình mà bác Phạm Toàn đang làm có thể sẽ tạo được hứng thú học tiếng Việt cho các em.

 

Xin cảm ơn ông!
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn (14-05-2024)
    Thư thăm hỏi bà con bị thiệt hại tại vụ cháy trung tâm thương mại ở Ba Lan (13-05-2024)
    National Asian Pacific Center On Aging (13-05-2024)
    Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Nhiều gian hàng của người Việt bị thiệt hại nặng nề (12-05-2024)
    Hàn Quốc sẽ cấp phép cho các bác sĩ nước ngoài do đình công kéo dài (10-05-2024)
    Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ (30-04-2024)
    Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng (27-04-2024)
    Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước (23-04-2024)
    Đài Loan hứng 93 trận động đất trong đêm (23-04-2024)
    Chàng trai Hà Nội 123 lần hiến tiểu cầu cứu người (22-04-2024)
    Người định cư Israel náo loạn bờ Tây, cảnh báo bạo lực leo thang (21-04-2024)
    Quảng Trị tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa bệnh than xâm nhập vào nội địa (11-04-2024)
    Hải quan thông tin về hợp tác, hội nhập hải quan ASEAN (08-04-2024)
    Hơn 100 người di cư thiệt mạng ở ngoài khơi Mozambique và Tunisia (08-04-2024)
    'Bảo vệ cuộc sống, xây dựng hòa bình' (04-04-2024)
    Gió bão tàn phá nam Trung Quốc, người dân bị thổi bay khỏi nhà (03-04-2024)
    Cháy hộp đêm kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ (02-04-2024)
    Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người được cho là mất tích (27-03-2024)
    Nguy cơ về làn sóng tấn công khủng bố ở châu Âu (25-03-2024)
    Thi hài thuyền viên Việt Nam tử nạn ở Biển Đỏ đã được đưa về nước (24-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Cuộc sống thân ái và đoàn kết của người Việt ở các chợ lẻ thủ đô Kiev (24-03-2014)
    Người mang hình ảnh làng quê Việt Nam đi khắp thế giới (21-03-2014)
    Chủ tịch Quốc hội gặp gỡ cộng đồng người Việt ở Italy (21-03-2014)
    Chủ tịch nước thăm Đại sứ quán và gặp gỡ bà con kiều bào tại Nhật Bản (19-03-2014)
    Người đưa dân ca Việt Nam vào dàn nhạc giao hưởng Đức (18-03-2014)
    Đại sứ Việt Nam tại CH Séc tiếp thân mật tác giả bộ Từ điển Séc-Việt (12-03-2014)
    Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine tổ chức hội nghị lãnh đạo cộng đồng (11-03-2014)
    Cuộc sống của 6.000 người Việt tại Ukraine vẫn ổn định (04-03-2014)
    Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Battambang tổ chức Mừng Xuân Giáp Ngọ (25-01-2014)
    Kiều bào xa xứ đau đáu nhớ Tết quê hương (24-01-2014)
    Đài Tiếng nói Việt Nam gặp gỡ kiều bào nhân dịp Xuân Giáp Ngọ (23-01-2014)
    Đại sứ quán Việt Nam tại Canađa tổ chức mừng Xuân Giáp Ngọ (21-01-2014)
    Thủ tướng gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Campuchia (13-01-2014)
    “Vui Xuân trên quê hương Quảng Bình” cho kiều bào về quê đón Tết (09-01-2014)
    Hội Măng Non chia sẻ với bà con nghèo tại Vĩnh Phúc (05-01-2014)
    Một tình yêu với ẩm thực Việt ở London (31-12-2013)
    Câu lạc bộ Lê Quí Đôn tại Ba Lan tổ chức buổi tọa đàm cuối năm (29-12-2013)
    Kiều bào Canada, Bungari, Hà Lan ủng hộ đồng bào trong nước (26-12-2013)
    Mưu sinh ở xứ Sương mù (25-12-2013)
    Tình nghĩa đồng bào từ Vancouver (23-12-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153134326.